Để chụp được một bức ảnh đẹp, bạn cần phải đáp ứng rất nhiều yếu tố. Trong số đó, điều căn bản chính là chú ý tới bố cục chụp ảnh đẹp. Việc làm sai bố cục sẽ khiến người xem ảnh rất khó chịu. Vậy trong nhiếp ảnh, chúng ta cần chú ý đến những bố cục nào? Tất cả sẽ được trình bày trong bài viết dưới đây!
Tóm tắt nội dung
Tổng hợp quy tắc bố cục trong nhiếp ảnh
1 Quy tắc Leading Lines
“Leading line” có thể hiểu là đường dẫn ánh nhìn. Khi nhìn vào một bức ảnh, người ta thường sẽ chú ý đến những đường kẻ hướng tới một mục tiêu cố định. Nếu bạn muốn làm nổi bật đối tượng chính, hãy sử dụng leading line với điểm tận cùng là đối tượng ấy. Leading line ở đây có thể là đường thẳng, đường cong,…
2 Bố cục đối xứng
Trong một số trường hợp, bố cục đối xứng sẽ tạo được kích thích cao về mặt thị giác. Việc đưa vào hình 2 bối cảnh đối xứng nhau cho thấy chủ ý cũng như sự đầu tư lớn của nhiếp ảnh gia.
3 Bố cục cân bằng
Quy tắc 1/3 không thể áp dụng hoàn hảo cho mọi trường hợp. Bạn nên sử dụng chúng linh hoạt cùng với bố cục cân bằng. Bố cục cân bằng giúp cho hình ảnh trở nên cân đối và thuận mắt hơn.
- Nắm vững 10 cách chụp selfie đẹp của các beauty vlogger, blogger
- Cách chụp ảnh đẹp bằng điện thoại ai cũng có thể tự học
4 Bố cục nền
Không chỉ đối tượng chính mới cần “đầu tư chăm sóc”. Nếu bạn muốn hình ảnh mình chụp đạt được hiệu quả tối đa, hãy lưu tâm đến cả bố cục nền. Cách đơn giản nhất là chọn màu nền đơn sắc hoặc làm mờ nền để có thể tạo sự nổi bật cho đối tượng chính.
5 Những góc chụp mới lạ
Sự phá cách của từng photographer được thể hiện trong chính góc chụp của họ. Cùng chụp một bối cảnh nhưng sự thay đổi về góc chụp sẽ tạo sự khác biệt và bộc lộ cá tính rõ nét. Một số góc chụp bạn có thể thử là: từ trên cao chụp xuống, chụp từ dưới lên, chụp chéo…
6 Tạo chiều sâu cho ảnh
Khung cảnh gốc thì chỉ có vậy. Nhưng nếu bạn biết căn góc chụp để mở rộng chiều sâu cho bức ảnh, thành quả đạt được sẽ ấn tượng rất nhiều.
7 Bố cục tập trung
Hãy đảm bảo rằng đối tượng chính trong hình ảnh của bạn không bị nhạt nhòa so với các yếu tố phụ khác. Hãy phóng to chủ thể chính, đặt nó vào bố cục hợp lý và đơn giản hóa bối cảnh đằng sau.
8 Quy tắc 1/3
Đầu tiên và phải ghi nhớ kỹ nhất chính là quy tắc “vàng” trong hình ảnh: quy tắc 1/3. Bạn chia tấm hình thành 9 phần bằng nhau, sau đó đặt chủ thể chính vào điểm giao nhau 1/3 của đường kẻ dọc và kẻ ngang. Việc áp dụng quy tắc này rất đơn giản. Nếu bạn chưa quen mắt, hãy bật chế độ hiển thị dạng lưới khi chụp.
Tạm kết
Nghệ thuật nhiếp ảnh không hề đơn giản và đòi hỏi tư duy thẩm mỹ cực cao của nhiếp ảnh gia. Tuy nhiên, nếu bạn nắm chắc các quy tắc mà Công Thức Màu chia sẻ trên đây, bạn đã có cho mình một nền tảng khá vững để tiến sâu hơn vào “đời photoghraphy” rồi đấy!